Kỳ họp Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Theo đó, một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em chưa được tiến hành thường xuyên; hình thức tuyên truyền chậm đổi mới; nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa thiết thực. Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức; vẫn để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em, thậm chí xảy ra cả trong gia đình và nhà trường. Công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với sự phát triển của du lịch, nhiều khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có cả những đối tượng đã có án tích về xâm hại trẻ em, nhưng biện pháp quản lý, giám sát các đối tượng này chưa chặt chẽ, dẫn đến nguy cơ xâm hại trẻ em trong hoạt động du lịch, đặc biệt là xâm hại tình dục. Ủy ban nhân dân một số địa phương chưa quan tâm bố trí đất đai, đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em. Công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc đã bị xâm hại còn một số hạn chế; nhiều địa phương chưa thống kê đầy đủ, chính xác số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nên không cảnh báo được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em chưa tương xứng với tình hình. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao; hầu như chưa tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về phòng, chống xâm hại trẻ em; qua thanh tra, kiểm tra, rất ít phát hiện được vi phạm, trong khi tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Việc giải quyết một số vụ xâm hại trẻ em chưa kịp thời, chưa nghiêm, một số trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em tại nhiều địa phương còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên có sự thay đổi, một bộ phận hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là cấp xã. Kinh phí bảo đảm cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát nhấn mạnh một số giải pháp, kiến nghị, với Quốc hội, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Với Chính phủ, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ xâm hại trẻ em. Ngay trong năm 2020, yêu cầu Chính phủ cần ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các Bộ ban hành các văn bản gồm: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em; Quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em; Quy định về điều tra thân thiện đối với trẻ em. Đề nghị Bộ Công an bảo đảm tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt trên 90%; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%; Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%; Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm Luật Trẻ em giao và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Phát biểu sau 19 đại biểu vào buổi sáng, đại biểu Châu Quỳnh Giao,Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú tỉnh, ĐBQH tỉnh (ảnh) cho rằng, qua nghiên cứu báo cáo giám sát, đại biểu cơ bản đồng tình, xin chia sẻ và đi sâu vào vấn đề công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục. Báo cáo giám sát đã dành dung lượng gần 1,5 trang để đánh giá lại kết quả xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh để phòng, chống xâm hại trẻ em trong nhà trường đã nêu số liệu về những vụ bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Nhưng một điều mà chúng ta cảm thấy rất bức xúc, trăn trở khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi và diễn biến trong cơ sở giáo dục. Đây là một môi trường chúng ta cho rằng là một môi trường mô phạm, an toàn, lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con trẻ của chúng ta được rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Thế nhưng câu chuyện sáng nay phóng sự đã điểm qua, đó là câu chuyện 9 em nam bị xâm hại trong một thời gian dài mà người xâm hại chính là cán bộ quản lý trong ngành giáo dục. Báo chí đã phản ánh, đã phân tích rất nhiều, từ những vụ việc như bạo lực học đường, xâm hại tình dục thì tất cả những vấn đề này …rồi đây học sinh, phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào nhân cách của người thày và lúc đó còn gì để gửi gắm những kỳ vọng trong việc giáo dục, đào tạo con em mình và giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu.
Trong báo cáo của Đoàn giám sát cũng đã có nhận định nhiều hoạt động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ em như tư vấn tâm lý học đường, duy trì hòm thư “Điều em muốn nói”, các hoạt động khích lệ các em phản ánh những hành vi bạo lực, xâm hại trong nhà trường chưa được tổ chức nền nếp, còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Vì sao như vậy? Chúng ta đều thống nhất rằng vấn đề công tác tư vấn tâm lý học đường ngày càng được xã hội quan tâm và nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu như đặt trong bối cảnh hiện tại khi mà trẻ em thanh, thiếu niên của chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống, lý tưởng, những áp lực trong thi cử, áp lực trong chọn trường, chọn ngành và chính áp lực mà do cha mẹ của các em gánh những áp lực ngoài xã hội rồi đè nặng lên con em mình, những vấn đề này nếu như chúng ta thực hiện một cách bài bản tốt về công tác tư vấn tâm lý học đường thì chúng ta phải kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em, cho thanh thiếu niên trong vấn đề nhận thức, về cảm xúc, về tư tưởng, về hành vi để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Chúng ta thấy những vụ án, những vụ xâm hại, những vụ bạo lực học đường xảy ra khi bị phanh phui đã diễn biến trong một thời gian rất dài. Các em chịu bao khổ sở, sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, trầm cảm, chịu rất nhiều tổn thương, thậm chí có em đã tự tử. Năm 2016 theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới là 13 quốc gia có tỷ lệ tự tử cao ở thanh thiếu niên thì Việt Nam của chúng ta khi đó xếp thứ 13 với tỷ lệ là 1,8/100.000 người. Nếu như chúng ta thực hiện tốt bài bản công tác tư vấn tâm lý học đường chắc có lẽ con số này sẽ không quá đau buồn như vậy. Vụ Giáo dục và Đào tạo đã từng khảo sát ở 2 địa phương là Hà Nội và Hải Dương. Kết quả khảo sát mang lại là gần 80% học sinh cho ý kiến là các em có những vấn đề thầm kín, có những vấn đề bức xúc cần bày tỏ và cần có một không gian riêng tư trong nhà trường để nói ra để giải quyết những vấn đề thầm kín của các em. Cho nên công tác tư vấn tâm lý học đường là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Chính vì lẽ đó vào năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31 hướng dẫn thực hiện công tác tâm lý học đường trong nhà trường phổ thông và có hiệu lực vào tháng 02/2018. Bên cạnh những thành tựu đạt được nhưng điều chúng ta thấy là khi áp dụng vào thực tiễn có những khó khăn ngay ở chính đội ngũ làm công tác này, do là không có cán bộ chuyên trách, chỉ là kiêm nhiệm, cho nên sẽ có khiếm khuyết, thứ nhất là về trình độ, thứ hai là về kỹ năng, thứ ba là về phương pháp. Những điều này đã gây trở ngại rất lớn vào công tác của chúng ta như báo cáo đánh giá là thực hiện chưa hiệu quả và vẫn còn hình thức.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, để giải quyết vấn đề đó một cách thấu đáo thì đại biểu đồng tình với những bài học kinh nghiệm, những giải pháp mà Đoàn giám sát đã nêu ra, đồng thời, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp cùng với Bộ Nội vụ trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng ý cho việc ban hành chức danh, mã ngạch giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường. Bởi đây là một động thái, một động lực rất mạnh mẽ để giúp chúng ta có được một đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý học đường. Không chỉ là tư vấn tâm lý để phòng, chống vấn đề xâm hại bạo lực học đường mà còn là tư vấn định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho phù hợp với xu thế mới. Làm được điều này thì chúng ta từng bước tiếp cận với xu thế của thế giới. Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy chúng ta chỉ tạo ra một xã hội thật sự an toàn, không phải là do một cá nhân hay là một tổ chức đơn lẻ mà có sự phối hợp với tất cả mọi người cùng thấu hiểu, cùng đồng hành, cùng chia sẻ, cùng cất lên tiếng nói, cùng hành động và ngành giáo dục rất cần điều đó- đại biểu nhấn mạnh.
Thanh Anh-
Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khoá XV ( 16.06.2022)
-
Quốc hội thông qua Luật Cảnh sát cơ động, Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2023 ( 16.06.2022)
-
Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực ngân hàng và giao thông vận tải ( 10.06.2022)
-
Cần giải trình rõ về nguồn lực, thời hạn bố trí vốn đầu tư đoạn còn lại của đường Hồ Chí Minh ( 10.06.2022)
-
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính trả lời chất vấn và tranh luận của đại biểu Kiên Giang ( 10.06.2022)
-
Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư một số dự án đường cao tốc ( 10.06.2022)
-
Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước ( 07.06.2022)
-
Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ( 06.06.2022)
-
Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) ( 31.05.2022)
-
Thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ( 31.05.2022)
-
Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh ( 31.05.2022)
-
Quốc hội khoá XV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ ba tại thủ đô Hà Nội ( 31.05.2022)
-
Công bố 4 Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường ( 18.01.2022)
-
Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất ( 11.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về về chính sách tài khóa, tiền tệ ( 10.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật ( 10.01.2022)
-
Kiên Giang thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật ( 10.01.2022)
-
Có “sóng”, có “em” nhưng không có “máy” ( 07.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận ở tổ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông ( 06.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật ( 06.01.2022)