Kỳ họp Quốc hội
Dự án đã được cả các cơ quan Quốc hội và Chính phủ chuẩn bị công phu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp. Đây là dự án Luật có tính chất đặc biệt, sửa đổi, bổ sung một số điều của nhiều Luật có phạm vi, đối tượng điều chỉnh khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau, các quy định có tính chất tương đối độc lập. Do đó, các vị đại biểu Quốc hội đều thể hiện sự cần thiết và những nội dung sửa đổi, bổ sung cũng như bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cơ sở khoa học thực tiễn của từng chính sách sửa đổi, bổ sung; các quy định phải chặt chẽ để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực tế cũng như các điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 08 luật: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Dự thảo Luật gồm 10 điều, gồm: 08 điều sửa đổi, bổ sung một số quy định của 08 luật hiện hành, 01 điều quy định về điều khoản chuyển tiếp và 01 điều quy định về hiệu lực thi hành. Ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Việt Thắng phát biểu thảo luận tại tổ (trực tuyến tại điểm cầu Kiên Giang)
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, để đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; việc xây dựng, ban hành Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; việc sửa lần này thể hiện rõ việc cải cách hành chính, phân cấp mạnh cho các Bộ Trưởng, Trưởng ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Việc sửa đổi, bổ sung tại điểm b,c và d khoản 4 Điều 17, bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 ; bổ sung khoản 8 Điều 25 theo nguyên tắc phân quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án nhốm B và nhoám C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, cần làm ró trách nhiệm của các chủ thể được phân quyền khi thực hiện các cam kết của Chính phủ đối với các dự án này để bảo đảm tính khả thi.Điều 2 dự thảo luật sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 luật Đầu tư theo phương thúc đối tác công tư, đại biểu đồng tình. Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 32 đối với dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt… trong Tờ trình số 577/TTr-CP của Chính phủ có nêu điều kiện thực hiện nhưng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung không thể hiện, nên khi có hiệu lực khó thực hiện, đề nghị có khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết đối với các dự án này. Sửa đổi, bổ sung điểm c, Khoản 1 Điều 75 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) đề nghị không sửa luật mà sửa Nghị định làm rõ nội dung về các loại đất khác. Đại biểu Nguyễn Việt Thắng, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy An Biên (ảnh), đồng tình điểm c, Khoản 1 Điều 75 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) đề nghị không sửa luật mà sửa Nghị định làm rõ nội dung về các loại đất khác, còn nếu đưa vào thì phải thêm nội dung sửa 9 luật, tiêu đề bổ sung thêm ”Luật nhà ở”.
Thanh Anh-
Công bố 4 Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường ( 18.01.2022)
-
Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất ( 11.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về về chính sách tài khóa, tiền tệ ( 10.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật ( 10.01.2022)
-
Kiên Giang thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật ( 10.01.2022)
-
Có “sóng”, có “em” nhưng không có “máy” ( 07.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận ở tổ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông ( 06.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 ( 01.11.2021)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Quy hoạch sử dụng đất quốc gia ( 29.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi). ( 28.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho 4 địa phương sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 ( 27.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về 2 dự án luật ( 26.10.2021)
-
Quốc hội tiếp tục thảo luận công tác phòng, chống tội phạm và tổ chức phiên tòa trực tuyến ( 26.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận về 3 dự án luật... ( 25.10.2021)
-
Thảo luận Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và một số dự án luật ( 24.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù cho một số địa phương ( 22.10.2021)
-
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội năm 2021 ( 22.10.2021)
-
Quốc hội khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2 ( 22.10.2021)
-
Cần lấp khoảng trống về truyền thông cơ sở hạ tầng thông tin cho các xã vùng sâu, vùng xa. ( 27.07.2021)
-
Quốc hội thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ( 27.07.2021)