Kỳ họp Quốc hội
Dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực ngân hàng. Tại phiên chất vấn, các đại biểu tập trung chất vấn về những vấn đề sau: việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; tín dụng, lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc phối hợp chính sách tài khóa về kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô; cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại; tình hình triển khai và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tài chính vi mô; tình hình hoạt động của các ngân hàng 0 đồng; thực trạng và giải pháp phòng, chống tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng; giải pháp về chính sách tiền tệ bảo đảm phát triển thị trường bất động sản; việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực cho vay chứng khoán, bất động sản và phát hành trái phiếu doanh nghiệp; hành lang pháp lý đối với tình trạng cho vay qua trang web; giải pháp để người dân được dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tình hình triển khai mobile money thời gian qua; việc phân bổ hạn mức tín dụng…
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Kiên Giang tham gia chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Kiên Giang đề nghị Thống đốc nêu rõ quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với định hướng cấp tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hiện nay trong bối cảnh thị trường này đang nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời, đề nghị Thống đốc cho biết những giải pháp của ngành ngân hàng sẽ triển khai trong thời gian tới để kiểm soát nợ xấu?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của ĐBQH
Đối với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán, Thống đốc Ngân hàng cho biết, thị trường chứng khoán có rất nhiều chủ thể thu hút nhiều nguồn vốn tham gia, trong đó nguồn vốn tín dụng là một kênh. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khuôn khổ pháp lý quy định, khi các tổ chức tín dụng tham gia thị trường chứng khoán thì phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro. Cụ thể, đối với cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng không được trực tiếp mua cổ phiếu của doanh nghiệp, mà phải thành lập công ty con, công ty liên kết để mua để tách biệt rủi ro của các ngân hàng. Với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài vai trò trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng còn đóng vai trò cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân để đầu tư chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng này cần có tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 5% vốn điều lệ để đảm bảo kiểm soát rủi ro.
Về vấn đề gia tăng nợ xấu do tác động của đại dịch COVID-19, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do nền kinh tế chịu tác động đại dịch COVID-19 nên nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng. Trước khó khăn của doanh nghiệp và người dân, ngay trong tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư để cho phép các doanh nghiệp, người dân cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Ngay từ khi ban hành thông tư, Ngân hàng Nhà nước thì cũng đã có sự chủ động trong quy định, yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa ra lộ trình trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ được hư cấu, giữ nguyên nhóm nợ để khi nợ xấu phát sinh thì có nguồn lực tài chính để xử lý.
Thanh Anh-
Chất vấn nhóm vấn đề thư hai đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch và kết thúc phiên chất vấn ( 11.08.2022)
-
Quốc hội chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an ( 11.08.2022)
-
Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khoá XV ( 16.06.2022)
-
Quốc hội thông qua Luật Cảnh sát cơ động, Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2023 ( 16.06.2022)
-
Cần giải trình rõ về nguồn lực, thời hạn bố trí vốn đầu tư đoạn còn lại của đường Hồ Chí Minh ( 10.06.2022)
-
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính trả lời chất vấn và tranh luận của đại biểu Kiên Giang ( 10.06.2022)
-
Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư một số dự án đường cao tốc ( 10.06.2022)
-
Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước ( 07.06.2022)
-
Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ( 06.06.2022)
-
Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) ( 31.05.2022)
-
Thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ( 31.05.2022)
-
Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh ( 31.05.2022)
-
Quốc hội khoá XV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ ba tại thủ đô Hà Nội ( 31.05.2022)
-
Công bố 4 Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường ( 18.01.2022)
-
Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất ( 11.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về về chính sách tài khóa, tiền tệ ( 10.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật ( 10.01.2022)
-
Kiên Giang thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật ( 10.01.2022)
-
Có “sóng”, có “em” nhưng không có “máy” ( 07.01.2022)
-
Quốc hội thảo luận ở tổ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông ( 06.01.2022)